Rượu sâm Sachum được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chỉ gồm Sâm Việt Nam và rượu sạch, chất lượng đã được khẳng định căn cứ các chỉ số kết quả Kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào và Kiểm nghiệm sản phẩm đầu ra. Vì vậy, qua bài viết này, ruousamsachum.com mong muốn độc giả tham khảo những kỹ năng cơ bản để phân biệt sâm Ngọc Linh nói riêng, cũng như Sâm Việt Nam nói chung, từ đó đánh giá đúng chất lượng và lựa chọn mua đúng Sâm Việt Nam và các sản phẩm được sản xuất chế biến từ Sâm Việt Nam.
Do có giá trị bồi bổ sức khỏe rất cao, nhu cầu về loại nhân sâm này không ngừng tăng, làm phát sinh nguy cơ sâm giả kém chất lượng trên thị trường. Sau đây là một số lưu ý cơ bản nhất để phân biệt Sâm Việt Nam thật và giả.
Sâm Ngọc Linh tự nhiên thật: có nhiều mắt, các mắt sâm lõm vào thân và xếp so le nhau. Dùng dao cắt thân thành từng lát mỏng và quan sát bên trong thì thấy phần củ có màu vàng nhạt còn phần thân hơi tím hoặc xám nhạt. Các vân trên lát cắt đều, xơ nhỏ. Khi đưa lên miệng nếm có vị đắng, dư vị về sau thì ngọt. Sâm thật có mùi thơm nồng đặc trưng của sâm, chỉ cần đưa lát sâm lên mũi ngửi là có thể nhận biết được mùi này.
Ngoài ra, vỏ sâm Ngọc Linh rất mỏng và nhẵn, nếu rửa sạch thì sẽ thấy có màu nâu vàng hoặc xanh xám. Còn nếu như sờ vào các loại sâm giả thì vỏ dày, sần sùi, bì bì, màu giống màu da tê giác.
Sâm Ngọc Linh trồng tự nhiên tại các vùng chuyên canh có hình dạng hơi khác với sâm được mọc tự nhiên. Kích thước và hình dáng sâm trồng khá đồng đều. Sâm trồng thì xung quanh thân có các nốt sẹo, rễ con phồng lên chứa chất dinh dưỡng nuôi cây nên tạo thành những cục, loại sâm trồng này có nhiều rễ, ít mắt hơn sâm tự nhiên và phần thân nhỏ hơn về phần củ.
Về phân biệt sâm Ngọc Linh và củ tam thất. Hình dạng thân của tam thất loằng ngoằng và dài hơn sâm Ngọc Linh. Trên thân tam thất hoang có chứa nhiều mắt. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng không phát hiện ra vì người bán lấy tam thất về đã bẻ hết các mắt, chỉ để lại một nhánh cho giống sâm Ngọc Linh thật. Tam thất không có củ chính, nếu có thì cũng nhỏ và hiếm rễ con bám quanh củ. Tam thất có vị đắng, cứng và nhiều xơ hơn so với sâm Ngọc Linh thật.
Trên thị trường sâm Ngọc Linh nói riêng và Sâm Việt Nam nói chung hiện nay thật giả lẫn lộn. Nếu không có kỹ năng phân biệt thì khách hàng khó có thể nhìn ra. Vì vậy khi mua người tiêu dùng nên tiếp cận với những cơ sở uy tín, tránh mua đại trà với giá rẻ bất ngờ, vì giá quá rẻ so với mặt bằng chung thì chắc chắn là sâm giả hoặc là đã bị lấy đi hết dưỡng chất có trong sâm.
(Nguồn: ruousamsachum.com sưu tầm)