• 09.36.31.9799
Sáng 15.11, Báo Thanh Niên phối hợp Ngân hàng Quân đội (MB Bank) tổ chức hội thảo Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo.

Đến dự hội thảo Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo có đại diện lãnh đạo Trung ương và địa phương: ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; ông Phạm Hồng Lượng, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; TS Trần Minh Ngọc, Phó cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền - Bộ Y tế; ông Nguyễn Trọng Lịch - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu.
 

Hội thảo Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo

Ảnh: Hội thảo Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo

Về phía chuyên gia, diễn giả có: GS-TS Trần Công Luận, nguyên Giám đốc Trung tâm sâm và dược liệu TP.HCM, hiện là Hiệu trưởng Trường đại học Tây Đô; TS Phạm Hà Thanh Tùng, Viện Nghiên cứu sâm và dược liệu Việt Nam; TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - nhà nghiên cứu sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh; TS Lê Thị Hồng Vân, giảng viên khoa Dược, Trường đại học Y Dược TP.HCM, nhà nghiên cứu sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh; PGS-TS Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng; TS Võ Thị Bạch Tuyết, thành viên Hội đồng Khoa học và đào tạo Dược, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Đại diện nhà tài trợ có: ông Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty dược phẩm Thái Minh; ông Nguyễn Đức Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sâm Sâm (đại diện Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam); ông Lương Trọng Khoa, Giám đốc Công ty CP Sâm Việt Nam Vinapanax; ông Đinh Văn Đô, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sâm Pusilung; bà Huỳnh Lan Phương, Phó tổng giám đốc Công ty xử lý chất thải Việt Nam (VWS); bà Trương Ngọc Hằng, Giám đốc Đối ngoại VWS...

Hội thảo còn có sự tham dự của các đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, những người quan tâm đến sâm Việt Nam và sự tham dự đưa tin của các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và TP.HCM.
Sâm quốc bảo được kỳ vọng là "cây trồng tỉ USD"

Phát biểu mở đầu hội thảo, nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên chia sẻ Việt Nam được thiên nhiên ban tặng cho hai loại sâm được Chính phủ xác định là "quốc bảo" đó là sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu.

Quyết định 611/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 1.6.2023 về "Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" thể hiện ý chí biến sâm "quốc bảo" trở thành hàng hóa thật sự mang lại giá trị kinh tế được kỳ vọng là "cây trồng tỉ USD" sớm nhất có thể. Quyết định 611 cũng đưa ra lộ trình phát triển sâm Việt Nam rất rõ ràng nhưng lộ trình hiện thực hóa quyết sách này đang gặp khó khăn, bất cập lớn.

Đầu tháng 8.2024, Báo Thanh Niên đăng tải loạt phóng sự với chủ đề Sâm Việt giữa muôn vàn khó khăn, nêu ra những khó khăn, bất cập này. Đó là câu chuyện khát vốn đầu tư phát triển sâm Việt Nam. Quy định Cites và quy định của luật Lâm nghiệp áp dụng đối với sâm Việt Nam được người trồng sâm và chính quyền có vùng trồng sâm cho là chưa phù hợp với thực tế. Ngoài ra, đến nay chưa có quy trình trồng sâm đạt chuẩn quốc gia…
Nhà báo Lâm Hiếu Dũng chia sẻ thêm, sâm Việt Nam được một số nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới với hàm lượng saponin cao hơn nhiều so với sâm của các quốc gia khác.
Tuy nhiên, khi nhìn sang Hàn Quốc, mỗi năm cung cấp khoảng 23.000 tấn nhân sâm với giá thành dao động khoảng 30 - 150 USD/kg (tùy loại) mang về hàng tỉ USD, trong khi sâm Việt Nam mỗi năm có khoảng vài tấn, giá bán khoảng 3.000 - 4.000 USD/kg. "Sản lượng sâm Việt Nam quá thấp, giá quá cao thì khó trở thành hàng hóa thật sự", nhà báo Lâm Hiếu Dũng nhìn nhận.
Thông qua hội thảo, Báo Thanh Niên kỳ vọng những ý kiến đóng góp, đề xuất và gợi mở của các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ tạo được hiệu ứng truyền thông tích cực trên hai khía cạnh chính.
Một là, nhìn thẳng vào thực trạng phát triển ngành sâm Việt Nam hiện nay để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập còn tồn tại. Hai là thu hút được sự quan tâm của xã hội, từ đó tiếp cận đến với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu.
GS-TS Trần Công Luận cho biết qua nghiên cứu, sinh khối cây sâm thay đổi ở năm 3 - 4 tuổi. "Giá cả cây sâm tính theo chất lượng và năm tuổi chứ không phải theo trọng lượng", ông nhấn mạnh. Vị chuyên gia này cũng cho rằng cần có chính sách để tập trung phát triển 2 cây sâm (sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu) để nó trở thành sản phẩm hàng hóa.
Tuy nhiên, do cây sâm là loại quý hiếm và có giá trị kinh tế cao nên việc ngụy tạo thành vấn nạn như độn đinh, chét đất, lấy tâm thất mạo danh... GS Luận khuyến nghị cần sớm có hành lang minh bạch, an toàn về tính pháp lý, khoa học, đồng thời chính người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Cần sớm có hành lang minh bạch, an toàn về tính pháp lý

Giới thiệu về lịch sử cây sâm Việt Nam, GS-TS Trần Công Luận chia sẻ bản thân luôn hồi hộp khi phát biểu về loại cây quý này.

GS-TS Trần Công Luận cho biết cây sâm là một loại thuốc giấu của đồng bào Xê Đăng, trong chiến tranh, đồng bào cho cán bộ dùng để hồi phục sức khỏe. Đến năm 1973, dược sĩ Đào Kim Long là người đầu tiên phát hiện ra cây sâm Ngọc Linh tại vùng núi Ngọc Linh, thuộc tỉnh Kon Tum. Tiếp đó, nhiều đoàn chuyên gia, nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian, công sức đến nhiều địa phương để tìm hiểu, nghiên cứu về sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu hiện nay.
Vị chuyên gia này cho biết trước đây, các hội thảo thường chỉ đề cập đến 52 hợp chất saponin có trong sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện số lượng saponin tăng lên 107 hợp chất, cho thấy tiềm năng dược liệu phong phú của loài sâm này.
GS-TS Trần Công Luận cho biết qua nghiên cứu, sinh khối cây sâm thay đổi ở năm 3 - 4 tuổi. "Giá cả cây sâm tính theo chất lượng và năm tuổi chứ không phải theo trọng lượng", ông nhấn mạnh. Vị chuyên gia này cũng cho rằng cần có chính sách để tập trung phát triển 2 cây sâm (sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu) để nó trở thành sản phẩm hàng hóa.
Tuy nhiên, do cây sâm là loại quý hiếm và có giá trị kinh tế cao nên việc ngụy tạo thành vấn nạn như độn đinh, chét đất, lấy tâm thất mạo danh... GS Luận khuyến nghị cần sớm có hành lang minh bạch, an toàn về tính pháp lý, khoa học, đồng thời chính người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Đặc trưng chỉ có ở sâm Việt Nam

TS Lê Thị Hồng Vân, giảng viên khoa Dược, Trường đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ những kinh nghiệm trong nghiên cứu về thành phần hóa học của 3 loại sâm Ngọc Linh, Lai Châu và Lang Biang.
Theo đó, vào năm 1973, cây sâm Ngọc Linh được phát hiện lần đầu tiên tại vùng núi Ngọc Linh, thuộc tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên đến năm 1985, cây sâm này mới được đặt danh pháp khoa học chính thức (được công nhận là loài sâm đặc hữu của Việt Nam), tên Panax vietnamensis Ha et Grushv.

Ảnh: Vườn sâm giống Lai Châu

Đến năm 2003, sâm Lai Châu được phát hiện ở các vùng núi phía Bắc, được đặt tên là Panax vietnamensis var. fuscidiscus (sâm Lai Châu), được phát hiện ở các vùng phía Bắc của Việt Nam. Sau đó, vào năm 2016, một loài sâm Việt Nam mới được phát hiện tại cao nguyên Lâm Viên, được đặt tên là sâm Langbian (Panax vietnamensis var. Langbianensis).
Theo TS Lê Thị Hồng Vân, các hợp chất saponin là đặc trưng để phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác trên thế giới. Hợp chất này có nhiều đặc tính dược lý, điển hình là khả năng chống ô xy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng viêm và hỗ trợ thần kinh, đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy thành phần hóa học của sâm Lai Châu khá tương đồng với sâm Ngọc Linh về số lượng và hàm lượng hoạt chất. Cho tới nay còn nhiều tranh cãi liệu có nên xem sâm Lai Châu đồng danh với sâm Ngọc Linh hay không. Tuy nhiên đây chính là cơ sở cho thấy tiềm năng của sâm Lai Châu. 
Tương tự, sâm Lang Biang có nhiều điểm tương đồng với sâm Ngọc Linh, đặc biệt là về thành phần saponin. Tuy nhiên, hàm lượng MR2 trong sâm Lang Biang thấp hơn so với sâm Ngọc Linh. TS Lê Thị Hồng Vân đánh giá sâm Lang Biang rất tiềm năng, nhưng là một loài đang bị đe dọa, do đó cần được bảo tồn, nghiên cứu và phát triển. 
Bài học phát triển ngành trồng sâm của Hàn Quốc

TS Phạm Hà Thanh Tùng, Viện Nghiên cứu sâm và dược liệu Việt Nam chia sẻ bài học phát triển ngành trồng sâm của Hàn Quốc, họ không nói vùng này vùng kia mà nói về giống sâm vượt trội. Học hỏi cách tiếp cận này, nhóm nghiên cứu của TS Tùng kết hợp với một doanh nghiệp tìm cá thể ưu việt, đặc trưng để nhân giống.
"Với đặc thù khác nhau, chúng ta có thể nhân giống, lai tạo để tìm giống sâm tốt nhất như có khả năng chống chịu sâu bệnh hoặc hàm lượng MR2 khác nhau", TS Tùng nói.
Một tín hiệu vui được TS Tùng chia sẻ đó là hiệu suất chiết được tinh chất MR2 trong sâm Việt Nam cao, tỷ lệ 3,1% là hiệu suất lý tưởng để chế biến các sản phẩm thương mại hóa.
Nhìn qua Hàn Quốc, tổng giá trị thị trường sâm của quốc gia này đạt 1,7 tỉ USD, trong đó hồng sâm đóng góp 89%. Trong khi đó, nước ta vẫn xoay quanh các sản phẩm sâm khô, ngâm rượu. "Chúng ta phải tiếp cận hồng sâm ở góc độ thị trường", TS Tùng nói.
Chuyên gia này chia sẻ thêm định hướng của Viện Nghiên cứu sâm và dược liệu Việt Nam là tiêu chuẩn hóa nguyên liệu, tập trung phát triển sâm Lai Châu, tạo ra sản phẩm luôn đạt hiệu quả như nhau, tạo chuỗi giá trị đồng nhất giữa nhà nghiên cứu, người trồng, phát triển sản phẩm ra thị trường.
Áp dụng công nghệ cao để phát triển sản lượng sâm Việt

TS Phạm Quang Tuyến đã trình bày về kinh nghiệm và kỹ thuật trồng sâm Việt Nam công nghệ cao.
Theo TS Tuyến, hiện nay Việt Nam chủ yếu trồng sâm dưới tán rừng. Tuy nhiên để đạt sản lượng lớn, có thể phát triển các phương pháp khác như trồng sâm dưới mái che và trồng sâm trong nhà vi khí hậu. 
Ưu điểm của hai phương pháp này là có thể kiểm soát các yếu tố môi trường, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của cây sâm; tuy nhiên, hai mô hình này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao hơn và yêu cầu đội ngũ nhân công có trình độ kỹ thuật cao.
Đề cập đến mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 về việc đạt diện tích trồng sâm khoảng 21.000 ha, với sản lượng khai thác từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm, TS Tuyến cho rằng để đạt được mục tiêu này, cần thiết lập các vùng nguyên liệu quy mô lớn với chất lượng giống tốt và áp dụng cơ giới hóa trong các công đoạn trồng, chăm sóc và thu hoạch sâm.
Người trồng sâm cần cơ chế, chính sách để phát triển

Ông Nguyễn Đức Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sâm Sâm (Chủ tịch Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam) chia sẻ một thực trang là đến bây giờ không hiểu sâm Lai Châu, sâm Việt Nam giống nhau, khác nhau thế nào để người tiêu dùng hiểu và phân biệt, đánh giá xác thực. Chỉ khi minh bạch, rõ ràng thì mới tạo nền tảng phát triển tốt hơn.
Ông Lực cho biết ở Quảng Nam có 6.000 người và hơn 3.000 hộ dân tham gia trồng sâm Ngọc Linh nhưng đến nay chưa có viện nghiên cứu hướng dẫn cách trồng sâm. Để phát triển sâm bền vững thì cần có viện nghiên cứu chuyên về sâm, và tạo ra giống sâm để bà con đủ niềm tin trồng và phát triển.
Về cơ chế, chính sách, ông Lực cho biết việc phát triển sâm dưới tán rừng gặp nhiều vướng mắc liên quan đến nhiều luật. Muốn phát triển quy mô công nghiệp thì các bộ ngành cần triển khai tháo gỡ sớm để người dân có niềm tin. Mặt khác, các tổ chức tài chính chưa mạnh dạn cho vay để đầu tư sâm. Ông Lực đề xuất Ngân hàng Nhà nước có chính sách riêng thì ngành sâm mới phát triển bền vững.
Về sản xuất sản phẩm từ sâm, ông Lực nêu thực tế đến bây giờ chưa có doanh nghiệp lớn tham gia, hầu hết là nhỏ lẻ. Muốn tạo ngành sâm thì không thể thiếu doanh nghiệp đầu tàu nên cần chính sách để doanh nghiệp lớn vào đầu tư, phát triển thương hiệu.
Chủ tịch Hội Sâm Ngọc Linh Quảng Nam tâm sự một khi đã coi sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia thì mọi người dân phải được dùng. Tuy nhiên, giá thành sâm đắt đỏ như vậy thì không thể tất cả mọi người đều sử dụng. 
Ông Lực đề xuất Bộ Y tế xem xét, đánh giá sản phẩm tốt đưa vào danh mục thuốc, sản phẩm thuộc danh mục bảo hiểm y tế để người dân được dùng. "Sản phẩm không có đầu ra thì khó mà phát triển bền vững được", ông Lực nói thêm.

Thủ phủ sâm Ngọc Linh cũng than "đang gặp nhiều vướng mắc về cơ chế"

Hiện nay, các vùng trồng sâm chủ yếu tại Việt Nam tập trung ở Quảng Nam, Kon Tum và Lai Châu. Tuy nhiên, những địa phương này đang đối mặt với một số khó khăn, chưa tận dụng hết lợi thế vốn có.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đánh giá cao tiềm năng trồng sâm Ngọc Linh tại địa phương. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc trồng sâm, đồng thời quy hoạch hơn 13.000 ha dành cho việc trồng sâm Ngọc Linh.
Theo ông Bửu, nhu cầu trồng sâm tại Quảng Nam đang gia tăng, và thực tế đã có nhiều doanh nghiệp liên hệ để đầu tư.
Tỉnh đang tập trung phát triển hạ tầng, dự kiến trong 5 năm tới, việc di chuyển bằng ô tô đến các vùng trồng sâm sẽ thuận lợi hơn.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang phát triển khu công nghiệp dược liệu để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và chế biến dược liệu.
Tuy nhiên, ông Bửu cho biết hiện còn một số thách thức, nhất là dịch vụ thuê môi trường rừng để trồng dược liệu đang gặp nhiều vướng mắc về cơ chế.
Ông cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế nâng hạn mức cho vay để hỗ trợ vốn cho phát triển xanh, bao gồm lĩnh vực trồng sâm và dược liệu.

(Theo báo Thanhnien.vn - Ruousam Sachum sưu tầm)