• 09.36.31.9799
Loại Sâm Việt Nam đầu tiên mà Rượu sâm Sachum muốn giới thiệu đến độc giả, là Sâm Lai Châu (tên gọi khác: hồng sâm Lai Châu).

 

Sâm Lai Châu (tên khoa học: Panax vietnamensis var.fiscidiscus K.Komatsu, S.Zhu&S.Q.Cai) sinh trưởng ở độ cao khoảng 2.000m so với mực nước biển tại các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Mường Tè của tỉnh Lai Châu, dưới tán rừng nguyên sinh, rậm, thường xuyên mưa gió mùa nhiệt đới.

Theo một số tài liệu nghiên cứu, Sâm Lai Châu có nguồn gen khác biệt đối với Việt Nam và thế giới. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Thân rễ thường dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống trầm cảm. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần. Sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm.

Trong thành phần của rễ củ Sâm Lai Châu có chứa Majonoside-R2 (MR-2). Đây là hợp chất tìm thấy ở 2 loài sâm trên thế giới là Sâm Việt Nam và Sâm Nhật Bản. Hàm lượng hoạt chất MR-2 trong Sâm Lai Châu đạt hơn 4% và chiếm hơn 50% tổng saponin toàn phần.
Theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ký ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Sâm Lai Châu thuộc cùng danh mục Loài Sâm Việt Nam với Sâm Ngọc Linh và Sâm LangBiang. Sâm Lai Châu là đối tượng bảo tồn, phát triển, chế biến, thương mại ở quy mô hàng hóa.

 Ảnh: Cây sâm Lai Châu (Nguồn: RuousamSachum sưu tầm)

Ảnh: Hoa sâm Lai Châu (Nguồn: RuousamSachum sưu tầm)