Rượu sâm Sachum mong muốn đưa độc giả đến vùng đất thơ mộng bậc nhất của Việt Nam: Lâm Đồng. Cao nguyên Đà Lạt mộng mơ không chỉ được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi với thời tiết mát mẻ quanh năm, có đủ 4 mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông trong cùng 1 ngày, không chỉ là vùng đất trù phú với những sản vật Hoa - Quả - Rau xanh++, mà thiên nhiên còn ban tặng Đà Lạt một báu vật chưa nhiều người biết đến: Sâm Langbiang.
Sâm Langbiang có tên khoa học: Panax vietnamensis var. langbianensis N.V. Duy. V.T. Tran & L.N. Trieu. Họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae).
Phân bố ở Việt Nam: Lâm Đồng (Langbian - Lạc Dương, Đam Rông).
Đặc điểm: Cây ưa ẩm và ưa bóng. Cây mọc dưới tán rừng kín thường xanh, độ cao từ khoảng 1.800 đến trên 2.000 m, nơi đất ẩm, nhiều mùn.
Bộ phận dùng: Thân rễ, lá, nụ hoa.
Nhận biết: Thân rễ nằm ngang, ruột màu vàng nhạt hoặc tím nhạt. Thân khí sinh cao đến 1m, đôi khi có 2÷3 thân. Lá chét kích thước 5÷14,5 x 2,5-5,5 cm; hai mặt lá có lông. Cụm hoa tán đơn hiếm khi tán kép, có 40÷100 hoa. Đường kính hoa 4÷4,5 mm, cuống hoa dài 1÷1,5 cm. Đĩa hoa ngà vàng, phẳng hoặc hơi lồi. Bầu 1÷2 ô; vòi nhụy 1, đôi khi xẻ 2. Quả hạch; hình thận, dài 6÷8 mm, rộng 4÷5,5 mm; hoặc hình cầu dẹt; đường kính 6÷10 mm, nhẵn, khi chín màu đỏ, thường có chấm đen ở đỉnh. Hạt 1÷2, hình thận, dài 5,5÷7 mm, rộng 5÷6 mm, vỏ cứng, nhăn nheo.
Mùa ra hoa của Sâm Langbiang là tháng 4-6, mùa quả vào khoảng tháng 7-9.
Theo Quyết định 611/QÐ-TTg Phê duyệt chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 01/6/2023: sâm Langbiang cùng danh mục Loài Sâm Việt Nam với sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu. Sâm Langbiang thuộc đối tượng bảo tồn, phát triển quy mô thử nghiệm.
(Nguồn: ruousamsachum.com sưu tầm)
Ảnh: Cây sâm Langbiang (Nguồn: ruousamsachum.com sưu tầm)
Ảnh: Hoa sâm Langbiang (Nguồn: ruousamsachum.com sưu tầm)